CÂU HỎI ÔN TẬP LỚP BẢO MẪU – NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM MẦM NON

CÂU HỎI ÔN TẬP LỚP BẢO MẪU – NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM MẦM NON

TỔNG HỢP CÂU HỎI ÔN TẬP LỚP BẢO MẪU VÀ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM MẦM NON

Lưu ý: Anh/chị nào còn thiếu hồ sơ vui lòng bổ sung gấp.
Hạn cuối: 17/2/2019 (Hồ sơ bao gồm: 1 Phiếu đăng ký, 1 Bằng tốt nghiệp cấp 2 trở lên photo, 1 CMND photo và 2 ảnh 3×4)
Hạn nộp bài báo cáo: _____________
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ phụ trách lớp : 0899 451 455 .
(Ghi chú: Lịch thi có thể thay đổi, trung tâm sẽ thông báo sau)

Giới hạn như sau: Có thể chọn tổ hợp 2, hoặc 3 trong các câu sau để làm đề thi
Chuyên đề 1-(SPMN) Câu 4, Câu 5, Câu 6, Câu 7, Câu 8
Chuyên đề 2-(SPMN + BM) Câu 4, Câu 5, Câu 6, Câu 7
Chuyên đề 3-(SPMN + BM) Câu 2, Câu 3, Câu 4, Câu 5, Câu 6
Chuyên đề 4-(SPMN) Câu 4, Câu 5, Câu 6, Câu 8
Chuyên đề 5-(SPMN) Câu 2, Câu3, Câu 4, Câu 5
Chuyên đề 6-(SPMN + BM) Câu 4, Câu 5, Câu 7, Câu 8
Chuyên đề 7-(BM) Câu 2, Câu 3, Câu 4, Câu 5

CHUYÊN ĐỀ 1: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẦM NON (SPMN)
A. Câu hỏi tự luận
1. Trình bày vai trò của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Kể tên các hình thức tổ chức hoạt động vui chơi
2. Trình bày những hiểu biết của Anh( Chị) về nguồn gốc và bản chất của hoạt động vui chơi
3. Anh( Chị) hiểu như thế nào về nhận định: “Trên thực tế, trẻ cần học cách vui chơi?”
4. Lấy ví dụ 1 chủ đề và kể tên một số các hoạt động vui chơi mà Anh/ Chị dự kiến tổ chức thực hiện cho trẻ theo chủ đề đó?
5. Anh/Chị hãy trình bày vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển của trẻ.
6. Anh/Chị hãy trình bày đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ em lúa tuổi mầm non.
7. Anh/Chị hãy trình bày tiến trình tổ chức giờ chơi trong góc cho trẻ mầm non.
8. Anh/Chị hãy trình bày cách thức tổ chức giờ chơi ngoài trời cho trẻ mầm non.
9. Anh/Chị hãy trình bày cách thức tổ chức giờ chơi trong chế độ sinh hoạt hằng ngày cho trẻ mầm non.
B. Bài tập vận dụng
10. Anh/chị tự chọn 1 độ tuổi, và hãy thiết kế các góc chơi trong lớp cho trẻ MN phù hợp với độ tuổi đó

CHUYÊN ĐỀ 2: TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON (BM + SPMN)
1. Anh/ chị hãy trình bày các hoạt động chăm sóc, giáo dục cho trẻ nhà trẻ và mẫu giáo. Vận dụng quan điểm tích hợp để thực hiện 3 hoạt động giáo dục, chăm sóc trẻ (bất kỳ) theo mục tiêu chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
2. Nêu và phân tích ưu, nhược điểm của các cách lựa chọn chủ đề thực hiện giáo dục tích hợp ở trường mầm non
3. Anh/ chị hiểu thế nào về quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non? Vận dụng quan điểm tích hợp để thực hiện 3 hoạt động giáo dục, chăm sóc trẻ (bất kỳ) theo mục tiêu chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
4. Quan điểm tích hợp là gì? Trình bày các yêu cầu của việc lựa chọn tích hợp theo chủ đề?5. Chương trình giáo dục mầm non là gì? Trình bày các nội dung tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non?
6. Vận dụng quan điểm tích hợp theo chủ đề, hãy chọn 1 chủ đề và thiết kế các hoạt động cho trẻ tìm hiểu chủ đề đó
7. Phân tích ưu nhược điểm của các cách lựa chọn chủ đề thực hiện giáo dục tích hợp ở trường mầm non?

CHUYÊN ĐỀ 3: CHĂM SÓC SK, VỆ SINH, DINH DƯỠNG TRẺ MẦM NON (SPMN + BM)
1. Trình bày các bước tổ chức bữa ăn cho trẻ mầm non? So sánh công tác tổ chức bữa ăn cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo?
2. Hãy nêu một bệnh thường gặp ở trẻ em: các biểu hiện, cách phòng và chữa bệnh?3. Trình bày ích lợi của vitamin A, D đối với cơ thể và liệt kê các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, D?
4. Hãy nêu nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị dị vật đường thở?
5. Nêu nguồn gốc vitamin A, vai trò của vitamin A đối với cơ thể? Hậu quả đối với trẻ em khi khẩu phần ăn thiếu vitamin A?
6. Nêu nguồn gốc vitamin D, vai trò của vitamin D đối với cơ thể? Hậu quả đối với trẻ em khi khẩu phần ăn thiếu vitamin D?
7. Hãy nêu một bệnh thường gặp ở trẻ em theo mùa: trình bày cụ thể các biểu hiện, biện pháp phòng ngừa bệnh và cách điều trị bệnh?

CHUYÊN ĐỀ 4: ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC MẦM NON (SPMN)
1. Hãy phân tích những yêu cầu đối với việc đánh giá trong giáo dục Mầm non?
2. Trình bày cách hiểu của Anh/ Chị về Đánh giá trong giáo dục mầm non? Phân tích vai trò của việc đánh giá trong giáo dục mầm non?
3. Trình bày mục đích, nội dung và phương pháp đánh giá trẻ trong quá trình chăm sóc- giáo dục.
4. Việc đánh giá sự phát triển của trẻ gồm những nội dung gì? Cho ví dụ và phân tích việc đánh giá sự phát triển của trẻ sau chủ đề?
5. Đánh giá sự PT của trẻ là gì? Nêu ý nghĩa của việc đánh giá sự PT của trẻ?
6. Nêu các phương pháp đánh giá? nêu cách thức quan sát và cách phân tích sản phẩm của trẻ?
7. Hồ sơ của trẻ bao gồm những gì? Nêu cách sử dụng và lưu giữ hồ sơ cá nhân của trẻ?
8. Nêu các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức trong chuẩn nghề nghiệp GVMN.
9. Nêu các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm trong chuẩn nghề nghiệp GVMN.

CHUYÊN ĐỀ 5: SINH LÝ TRẺ MẦM NON (SPMN)
1. Thế nào là phản xạ? Cung phản xạ?
– So sánh phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện?
– Nêu ví dụ thực tế về việc áp dụng cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện để tạo thói quen hành vi tốt cho trẻ?
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất trẻ em? Nêu các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất cho trẻ mầm non
3. Các biện pháp đề phòng sự sai lệch tư thế ở trẻ và các phương pháp rèn luyện bảo vệ cơ xương?
4.  Hãy trình bày về phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Qua đó, đưa ra ví dụ cụ thể về việc hình thành những thói quen tốt cho trẻ.
5. Thế nào phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện? Vận dụng lý thuyết về phản xạ có điều kiện để giáo dục trẻ hình thành những thói quen tốt?
6. So sánh phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Khái niệm cung phản xạ. Vận dụng lý thuyết về phản xạ có điều kiện để hình thành thói quen tốt cho trẻ mầm non.

CHUYÊN ĐỀ 6: TÂM LÝ HỌC TRẺ MẦM NON VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI TRẺ MN (BM + SPMN)

A. Câu hỏi tự luận
1. Nêu những nét cơ bản về hoạt động chủ đạo của trẻ ấu nhi – hoạt động với đồ vật? Trình bày các hành động trong hoạt động với đồ vật và cho ví dụ minh họa?
2. Ở lớp mẫu giáo A có cô giáo C phụ trách, các cháu luôn vui vẻ, hồn nhiên và thường rất thích ở bên cô.Theo bạn, cô C đã thực hiện tốt nguyên tắc giao tiếp sư phạm nào mà trẻ lại có những biểu hiện như vậy? Tại sao? Hãy làm rõ nguyên tắc giao tiếp sư phạm đó
3. Anh/Chị hãy trình bày vai trò của hoạt động với đồ vật đối với sự phát triển tâm lý của trẻ ấu nhi.
4. Anh/Chị hãy trình bày đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo.
5. Anh/Chị hãy trình bày vai trò của giao tiếp sư phạm đối với sự phát triển tâm lý của trẻ.
6. Anh/Chị hãy phân tích nguyên tắc “Thỏa mãn hợp lý những nhu cầu cơ bản của trẻ” trong giao tiếp sư phạm
7. Anh/Chị hãy phân tích nguyên tắc “dạy dỗ” trong giao tiếp sư phạm

B. Câu hỏi Tình huống
8. GV tổ chức giờ ăn trưa cho trẻ lớp nhà trẻ 25-36 tháng, bé Lan xúc ăn được vài muống cơm rồi lại ói hết ra tô. Cô chạy lại vuốt lưng bé và hỏi :“ Con ăn cơm nữa không ?” Bé lắc đầu liên tục. Cô nói tiếp: “Vậy con vô lớp lấy sữa của con và uống đi nhé”. Bé Lan rời khỏi bàn ăn và đi vô lớp lấy sữa uống. Anh/Chị hãy:
a. Nhận xét của bạn về cách giải quyết của GV trong tình huống trên.
b. Đóng vai trò là người chăm sóc trẻ, anh/chị sẽ làm gì trước tình huống trên.
9. Trẻ nhà trẻ (25 -36 tháng), trong giờ học có chủ đích với đề tài “ Cá vàng xinh”, GV chuẩn bị một chậu cá bằng thủy tinh (trong đó có 2 con cá vàng đang bơi dưới nước), Tuấn rất hiếu động, em liền chạy đến chậu cá. Tuấn quơ tay làm bể chậu cá. Anh/chị sẽ làm gì trước tình huống đó?
10. Lớp mầm (3-4 tuổi) có một bé trai rất thường xuyên và cảm thấy thích với việc cho tay vào quần và nghịch bộ phận sinh dục. Anh/chị hãy giải thích hiện tượng trên và trình bày cách giải quyết giúp trẻ loại bỏ thói quen xấu đó.
11. Khi GV lau mặt cho trẻ nhà trẻ (25 ->36th ) cô phát hiện có 1 bé bị đau mắt. Anh/chị hãy xử lý tình huống trên và nêu rõ vận dụng nguyên tắc giao tiếp sư phạm nào đã học.
12. Trong giờ ngủ trưa, có một số bé chưa ngủ được. Bé A thì nằm mở mắt thao láo, trằn trọc suốt buổi trưa, bé B thì nằm mãi cảm thấy thừa chân, thừa tay cấu véo bạn nằm bên cạnh để bạn khóc ré lên, bé C thì lại khóc đòi về với mẹ… Bạn sẽ xử lí như thế nào để không ảnh hưởng tới các cháu khác?

CHUYÊN ĐỀ 7: QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở TRƯỜNG MẦM NON (BM)

  1. Ý nghĩa của cơ sở vật chất? Phân tích trách nhiệm của hiệu trưởng trong quản lý cơ sở vật chất?
  2. Hãy trình bày quy mô của trường và lớp mầm non. Phân tích nội dung quản lý cơ sở vật chất?
  3. Hãy phân tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em?
  4. Trình bày địa điểm trường mầm non và diện tích mặt bằng khi xây dựng trường mầm non?
  5. Trình bày tài sản của trường mầm non và phân tích những yêu cầu về thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và học liệu?

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 0899 451 455 – Yến